Siêu khuyến mãi giảm giá sốc

Lược sử ngôn ngữ - Chuyện kể về phát minh vĩ đại nhất của loài người 239k

Thương hiệu: Omega Books
Mã sản phẩm: 8935270701321
Còn hàng
239.000₫
Omega Books (Chính hãng)
compensation-icon Hoàn tiền
111%
nếu hàng giả
compensation-icon Mở hộp
kiểm tra
nhận hàng
compensation-icon Đổi trả trong
30 ngày
nếu sp lỗi

THÔNG TIN SẢN PHẨM:

 

Công ty phát hành:      OMEGA BOOKS

Ngày xuất bản:            2022-03-03 00:00:00

Kích thước:                 16x24cm

Dịch Giả:                    Omega

Loại bìa:                     Bìa mềm

Nhà xuất bản:            Nhà Xuất Bản Thế Giới

 

NỘI DUNG SẢN PHẨM:

 

Daniel L. Everett cho rằng những ngôn ngữ mà chúng ta đang sử dụng không đơn thuần là sản phẩm của hơn một triệu năm tiến hóa mà còn là thứ vũ khí giúp loài người trở thành “kẻ săn mồi” bậc nhất thống trị hành tinh. Thật vậy, ngôn ngữ là ưu thế vượt trội của con người so với những loài khác. Vậy chúng ta đã sở hữu năng lực này như thế nào?

Tác giả của Lược sử Ngôn ngữ đi tìm đáp án cho câu hỏi trên thông qua nghiên cứu về lịch sử tiến hóa của ngôn ngữ, từ những nỗ lực biểu ý bằng lời nói sớm nhất của con người cho đến gần 7.000 ngôn ngữ hiện diện trên Trái Đất ngày nay. Everett đã lần theo bước chân của hàng chục nghìn thế hệ loài người, lần lượt bóc tách nhiều lý thuyết tồn tại từ lâu trong các lĩnh vực như sinh học, ngôn ngữ học nhằm chứng minh rằng ngôn ngữ không phải bản năng bẩm sinh của giống loài chúng ta – một khám phá khiến thế giới ngôn ngữ học đương đại đảo lộn.

Đan xen giữa nhiều thông tin khoa học là những giai thoại mà tác giả thu thập được trong gần 40 năm nghiên cứu thực địa tại khu vực rừng Amazon với nhiều bộ lạc bản địa. Chính những trải nghiệm đó góp phần tăng sức thuyết phục cho lập luận của Everett.
Có thể nói, Lược sử Ngôn ngữ là nguồn thông tin cho chúng ta lời giải về điều ta biết, điều ta muốn biết và cả điều ta có thể sẽ chẳng bao giờ biết về hành trình từ giao tiếp đơn thuần đến ngôn ngữ.

ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA

“Daniel Everett vận dụng hài hòa phương pháp lấy tin học thuật bí mật xen kẽ những giai thoại dễ tiếp cận để phỏng đoán cách thức con người phát triển ngôn ngữ viết và nói, truy tìm lý do mà nó trở nên quan trọng đối với sự tồn tại và thống trị của loài người. Như trong các cuốn sách trước của mình, Everett tấn công mạnh mẽ lý thuyết vốn được chấp nhận từ lâu của Noam Chomsky rằng con người khi sinh ra đã có bản năng ngôn ngữ, bao gồm cả các quy tắc cấu trúc bẩm sinh…”
— Kirkus Reviews

“Nói về nguồn gốc sinh học và văn hóa của loài người, chẳng có mấy cuốn sách có thể xếp vào hàng kinh điển. Tôi tin rằng Lược sử Ngôn ngữ của Daniel Everett sẽ là một trong số đó.”
— Edward O. Wilson, Giáo sư danh dự chuyên nghiên cứu tại Đại học Harvard

“[Một] bản thảo đầy tham vọng… Giọng điệu dễ mến và đặc biệt là những giai thoại hấp dẫn của Everett từ các nghiên cứu thực địa trong rừng mưa vùng Amazon sẽ giúp ích cho những người mới vào nghề. ”
— New York Times Book Review

“Lược sử Ngôn ngữ đã giải thích rõ ràng các vấn đề phức tạp cho độc giả nói chung và đóng góp những thông tin độc đáo cho giới học thuật nói riêng chỉ bằng một dung lượng vừa phải… Những lập luận được viện dẫn và những hiểu biết được cung cấp đều vô cùng ấn tượng… Những người quan tâm đến ngôn ngữ sẽ thấy cuốn sách này hữu ích.”
— Oliver Kamm, Times

 

TRÍCH ĐOẠN HAY

2. Làm thế nào loài người có được ngôn ngữ là một câu chuyện đầy ắp những khám phá và phát kiến thú vị, không tài nào kể xiết. Kết luận mà tôi rút ra qua câu chuyện đó có một cây phả hệ rất dài, móc nối những ngành khoa học liên quan đến sự tiến hóa của ngôn ngữ – bao gồm nhân học, ngôn ngữ học, khoa học nhận thức (hay khoa học tri nhận), cổ thần kinh học, khảo cổ học, sinh học, khoa học thần kinh và linh trưởng học. Dù vậy, như mọi nhà khoa học khác, những kiến giải của tôi [về đề tài này] đến từ nền tảng giáo dục, cụ thể là 40 năm nghiên cứu thực địa về ngôn ngữ và văn hóa của Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ, đặc biệt với những người săn bắt hái lượm ở vùng rừng Amazon thuộc Brazil. Như đã trình bày trong chuyên khảo mới nhất về sự giao thoa giữa tâm lí học và văn hóa, Dark Matter of the Mind: The Culturally Articulated Unconscious (Vật chất tối của ý thức: Tiềm thức biểu lộ qua văn hóa), ở đây, tôi phủ định rằng ngôn ngữ là bản năng của bất kì loài nào, hay là (yếu tố) bẩm sinh hoặc di truyền.

3. Dù cách nói chuyện và ngôn ngữ của Homo erectus có thể khác biệt rất lớn với cách nói chuyện và ngôn ngữ con người hiện đại, bản thân ngôn ngữ đó đã là một thứ ngôn ngữ toàn diện. Họ có ngôn ngữ từ khi họ sở hữu những biểu tượng, mà trật tự sắp xếp cũng như ý nghĩa của chúng phần nào được quyết định bởi chính các biểu tượng đó kết hợp với ngữ cảnh.

4. […] bộ não không phải ốc đảo mà là một mạng lưới liên kết. Đầu tiên, não liên kết với thân thể, kết nối với các cơ quan khác cả về mặt tiến hóa lẫn sinh lý. Nhưng có một điều quan trọng không kém là bộ não cũng kết nối với những bộ não khác. Như triết gia Andy Clark từng tuyên bố nhiều năm trước, văn hóa làm não chúng ta “lớn lên”. Mỗi bộ não là một mắt xích kết nối với những bộ não khác trong biển cả văn hóa. Quan điểm này đáng được nhấn mạnh. Trên thực tế, chúng ta không thể thấu hiểu vai trò của bộ não đối với ngôn ngữ và sự tiến hóa nếu không có ý niệm đó. Đây là lí do chúng ta phải vô cùng cẩn trọng trước quan điểm phổ biến nhưng dễ gây nhầm lẫn rằng bộ não là một cỗ máy tính, một sản phẩm nhân tạo hoàn toàn khác một cơ quan [trong cơ thể người]. Thật vậy, máy vi tính không hề có văn hóa.

5. […] quan sát độc lập của Jones trên cùng một sự việc đã đưa đến một trong những phát hiện quan trọng nhất trong nghiên cứu về hoạt động giao tiếp của con người qua nhiều thế kỷ. Kiến giải của ông cho rằng tiếng Phạn, Hi Lạp, Latin, Gothic (gần với ngôn ngữ Đức) và Celtic đều có chung nguồn gốc. Chúng là những ngôn ngữ chị em. Ngôn ngữ mẹ – cũng là mẹ của những ngôn ngữ họ hàng đang chờ được tìm thấy, hay nói cách khác là đang chờ được gia nhập vào cây ngữ hệ – có tên là ngôn ngữ Tiền-Ấn-Âu. […] Rồi chúng ta cũng khám phá ra rằng hệ ngôn ngữ Ấn-Âu chính là ngôn ngữ mẹ của phần lớn các ngôn ngữ châu Âu hiện nay, và đồng thời cũng là ngôn ngữ mẹ của cả những ngôn ngữ không thuộc châu Âu như tiếng Ba Tư, tiếng Hindu và nhiều ngôn ngữ khác. Câu hỏi đi kèm là liệu chúng ta có thể phát hiện ra ngôn ngữ mẹ của ngôn ngữ Ấn-Âu hay không?

6. Giao tiếp là nỗ lực của toàn bộ thực thể, cho nên những cử chỉ, ngữ điệu, hai lá phổi, miệng, lưỡi, đôi bàn tay, chuyển động cơ thể và thậm chí cả lông mày đều được sắp đặt phục vụ việc sử dụng ngôn ngữ, như trong phần lớn hoạt động giao tiếp ở động vật khác. Những thành tố khác nhau của nỗ lực giao tiếp bằng ngôn ngữ chia biểu tượng ra thành những phần nhỏ hơn, và những phần nhỏ này lại được sử dụng để tạo nên những đơn vị lớn hơn. Âm tố, từ ngữ, câu cú, sự thêm thắt ngữ pháp và tông giọng đều đến từ sự ra đời của những biểu tượng đầu tiên, và phát minh này được cải tiến, lan truyền qua thời gian nhờ sự tham gia của toàn xã hội, giống như mọi phát minh khác.

7. Lỗ hổng chính của việc phủ nhận nhận thức ở động vật chính là khi làm vậy, về cơ bản, chúng ta phủ nhận cả việc tổ tiên của mình có nhận thức trước khi họ có ngôn ngữ. Trạng thái tiền ngôn ngữ là cơ sở nhận thức để hình thành nên ngôn ngữ.

8. Tôn ti cần thiết đối với chi Homo nếu xét nó như một phương thức để tìm hiểu và cấu thành những mối quan hệ xã hội, hoặc để phân chia công việc, thậm chí ngay cả trong việc xây dựng ngôn ngữ. […] Nhưng trong khía cạnh ngôn ngữ, tôn ti chỉ cần thiết trong mối tương quan trực tiếp với mức độ phức tạp về nội dung giao tiếp – cái được con người nói đến – khi dòng chảy thông tin trở nên nhanh và phức tạp hơn. Đúng như [Herbert] Simon dự đoán, hoạt động giao tiếp cần sử dụng nhiều thông tin – đặc biệt là khi diễn ra với tốc độ cao trong ngôn ngữ loài người – sẽ được hỗ trợ thông qua những cấu trúc thông tin xác định.

 

9. Cộng đồng erectus không giống cộng đồng sapiens ở nhiều điểm. Tuy vậy, họ vẫn là những nhóm người biết thảo luận, trao đổi, tranh luận và phản đối, những hoạt động diễn ra theo bước chân rong ruổi khắp thế giới của họ, và họ đã trao truyền lại cho chúng ta phát minh của mình – ngôn ngữ. Mỗi một con người đều đang sử dụng ngữ pháp và tham gia vào xã hội bằng công sức, các khám phá và trí tuệ của Homo erectus. Sự chọn lọc tự nhiên đã giữ lại những gì được xem là hiệu quả nhất cho sự tồn tại của loài người, và cải tiến giống loài thành loài người ngày nay trong Thời đại Cách tân, Kỷ nguyên Văn hóa, trong Vương quốc của Lời nói.

10. Văn hóa là thứ trừu tượng vì không thể chạm vào, nhìn thấy hay ngửi được – nó không thể được quan sát trực tiếp. Tuy nhiên, những sản phẩm của văn hóa, như nghệ thuật, thư viện, vai trò chính trị, đồ ăn, văn học, khoa học, tôn giáo, phong cách, kiến trúc, tính nhân văn, thì lại không hề trừu tượng, có thể nhìn thấy và rất rõ ràng. Văn hóa là một động lực năng động chỉ có thể tìm thấy ở những cá nhân thuộc về xã hội. Mọi thành viên trong xã hội đều cùng chia sẻ văn hóa, khi họ đồng thuận về những giá trị và trình tự ưu tiên của mọi giá trị mà mình sở hữu. Các thành viên trong cộng đồng văn hóa, đến lượt mình, chia sẻ tri thức và các vai trò xã hội. Người ta quan sát cách các giá trị và tri thức được áp dụng, hoặc các kì vọng đến từ những vai trò xã hội trên thực tế, thông qua những thành viên khác trong xã hội. Điều này chính là biểu hiện hữu hình của văn hóa.

11. Ngôn ngữ mang tính toàn thể và đa thức. Bất kể ngữ pháp của nó như thế nào, ngôn ngữ cũng vẫn tham gia vào toàn bộ các khía cạnh đời sống của một con người – trí tuệ, cảm xúc, đôi tay, cái miệng, cái lưỡi, bộ não. Ngôn ngữ đòi hỏi được tiếp cận với những thông tin văn hóa, những tri thức ngầm ẩn, vì tất cả các hoạt động mà chúng ta thực hiện như tạo ra các âm thanh, cử chỉ, độ cao, biểu cảm khuôn mặt, chuyển động cơ thể và các tư thế đều là những khía cạnh khác nhau liên quan đến ngôn ngữ.

12. Không thể tồn tại ngôn ngữ mà không có cử chỉ. Phần lớn cử chỉ được sử dụng một cách vô thức và để làm được điều đó, người ta phải vận dụng các tri thức ngầm ẩn. Cử chỉ được định hình nhờ nhu cầu của ngôn ngữ mà chúng góp phần mở rộng, và nhờ nền văn hóa mà từ đó chúng được sinh ra.

13. Nguồn gốc và thành phần cấu tạo nên các biểu tượng mà chúng ta bàn luận cho thấy một thực tế rằng, giống như những chức năng thuộc về sinh học, ngôn ngữ của loài người không hề đơn giản. Ngôn ngữ nảy sinh từ sự tương tác với các nghĩa (ngữ nghĩa học), điều kiện cần để chúng sử dụng (ngữ dụng học), thuộc tính vật lí của các âm chứa ý nghĩa đó (ngữ âm học), ngữ pháp, âm vị học (cấu trúc âm), hình thái học (cách ngôn ngữ tạo ra từ, ví dụ như thêm tiền tố, phụ tố, hoặc không thêm gì cả) và sự tổ chức các tầng ý nghĩa cũng như hội thoại. Nhưng sau tất cả, vẫn còn tồn tại một điều bí ẩn gì đó. Ngôn ngữ, với tư cách là một tổng thể, vẫn lớn hơn sự tổng hòa tất cả thành phần của nó. Khi nghe tiếng mẹ đẻ, chúng ta không nghe riêng ngữ pháp hay ngữ âm, cũng không nghe riêng ngữ nghĩa, nhưng chúng ta vẫn nghe và ngay lập tức hiểu điều đang được nói – coi đó như một tổng thể, từng chi tiết và mối liên kết tất cả các chi tiết với nhau, trong một đoạn hội thoại hay một câu chuyện.

14. Trong quá trình khảo sát những dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, ông đã có một trong số các khám phá quan trọng nhất lịch sử. Ông tái phát hiện một sự thật mà hơn 100 năm trước đã được một người Đức tên là Andreas Jaeger lần đầu chú ý vào năm 1686, và được nhà truyền giáo Dòng Tên người Pháp ở Ấn Độ Gaston-Laurent Coeurdoux để mắt đến lần nữa vào năm 1767. Mặc dù công trình của Jaeger và Coeurdoux hầu như đã bị lãng quên, quan sát độc lập của Jones trên cùng một sự việc đã đưa đến một trong những phát hiện quan trọng nhất trong nghiên cứu về hoạt động giao tiếp của con người qua nhiều thế kỉ. Kiến giải của ông cho rằng tiếng Phạn, Hi Lạp, Latin, Gothic (gần với ngôn ngữ Đức) và Celtic đều có chung nguồn gốc. Chúng là những ngôn ngữ chị em. Ngôn ngữ mẹ – cũng là mẹ của những ngôn ngữ họ hàng đang chờ được tìm thấy, hay nói cách khác là đang chờ được gia nhập vào cây ngữ hệ – có tên là ngôn ngữ Tiền-Ấn-Âu. Jones, Jaeger và Coeurdoux đã mở đường cho con đường nghiên cứu về nguồn gốc ngôn ngữ một cách nghiêm túc.
Gần 100 năm sau đó, gần Weimar, Đức, người ta đã phát triển một công cụ quan trọng khác để phục vụ cho việc nghiên cứu nguồn gốc ngôn ngữ. Vào năm 1850, nhà ngữ văn học 29 tuổi người Đức, August Schleicher, đã xuất bản một cuốn sách với tuyên bố rằng, ngôn ngữ của loài người nên được nghiên cứu như những sinh thể, xếp ngang hàng với những cơ thể sinh học, được liên hệ với các giống, loài và phân loài – tương tự cách chúng ta hiểu mối tương quan giữa tất cả các loài thực vật và động vật hiện nay. Schleicher đã trình bày một cách tối ưu những mối liên hệ trong quá trình tiến hóa của các ngôn ngữ qua “sơ đồ hình cây”. Với công việc này, ông không chỉ đóng góp một phần to lớn cho lịch sử và tiến trình tiến hóa của ngôn ngữ, mà còn giới thiệu một khái niệm về “nguồn gốc tự nhiên” – vào thời điểm chín năm trước khi Darwin xuất bản cuốn sách Origin of Species (Nguồn gốc của các loài).

Công trình của Schleicher và Jones truyền cảm hứng cho nhiều người suy nghĩ một cách sâu sắc về mối liên hệ giữa các ngôn ngữ. Rõ ràng là bằng cách sử dụng phương pháp xây dựng các cây ngôn ngữ vốn bắt đầu phát triển từ Ấn Độ, Đức, Pháp, Anh hay những nơi khác, chúng ta có thể tìm về thời điểm và nơi chốn mà các ngôn ngữ cụ thể ra đời. Rồi chúng ta cũng khám phá ra rằng hệ ngôn ngữ Ấn-Âu chính là ngôn ngữ mẹ của phần lớn các ngôn ngữ châu Âu hiện nay, và đồng thời cũng là ngôn ngữ mẹ của cả những ngôn ngữ không thuộc châu Âu như tiếng Ba Tư, tiếng Hindu và nhiều ngôn ngữ khác. Câu hỏi đi kèm là liệu chúng ta có thể phát hiện ra ngôn ngữ mẹ của ngôn ngữ Ấn-Âu hay không? Hiện nay, chúng ta biết rằng ngôn ngữ Ấn-Âu đã bắt đầu phân nhánh thành các ngôn ngữ châu Âu hiện đại từ 6.000 năm về trước. Liệu chúng ta có thể đi xa hơn? 10.000 năm? 100.000 năm? Liệu chúng ta có thể thực sự sử dụng những phương pháp của ngôn ngữ lịch sử và ngôn ngữ so sánh để phục nguyên ngôn ngữ đầu tiên hay không?

Hầu hết các nhà ngôn ngữ học đương thời đưa ra đáp án chắc nịch là “Không thể”. Các phương pháp được chú ý đến qua công trình của Jones dường như có thể công phá bức tường 6.000 năm. Để đi xa hơn, chúng ta sẽ cần đến nhiều phương pháp của các lĩnh vực khác, chẳng hạn cổ sinh vật học, khảo cổ học và sinh học – và chúng ta cần đến thứ mà có lẽ nằm ngoài khả năng, những mẫu ngôn ngữ được bảo tồn.

15. Trên thực tế, các nhà ngôn ngữ học đã nhận ra rằng sự biến đổi trong các ngôn ngữ hiện đại là kết quả của sự chọn lọc hiệu quả mang tính tự nhiên của ngôn ngữ qua thời gian. Theo thời gian, ngôn ngữ nào cũng biến đổi. Chúng biến đổi vì sự chia tách địa lí (hãy nghĩ đến sự “biến đổi di truyền”), hay vì những ưu tiên khác nhau của thời đại, kinh tế, chủng tộc… Những nhân tố này, dưới hình thức này hay hình thức khác, cũng đều cho thấy ngôn ngữ của Homo erectus đã bắt đầu biến đổi khi có những cộng đồng mới hình thành. Nhiều nhà ngôn ngữ học lịch sử khái quát hiện tượng này thành một nhận định: “Bạn nói giống như những người đang nói cùng bạn.” Một khi bạn ngưng nói chuyện với một nhóm người nào đó, điều đó cũng có nghĩa là bạn sẽ ngưng nói giống họ. Hay ít nhất là nhóm của bạn cũng sẽ ngưng nói giống bạn. Đây là lí do vì sao mỗi lần tìm đến một con sông lớn hay một rặng núi ở châu Âu, chúng ta dường như tìm thấy những ngôn ngữ khác biệt ở mỗi bờ mà trước kia chúng từng chỉ là một ngôn ngữ.

16. Vấn đề là ngôn ngữ loài người không phải là một chuỗi mã vi tính. Con người không hình thành ngữ pháp trước rồi tìm ra ý nghĩa của nó trong một nền văn hóa cụ thể. Văn hóa, ngữ pháp và ý nghĩa, mỗi thứ lại phản chiếu và chịu ảnh hưởng bởi thứ kia trong ngôn ngữ loài người. Ngôn ngữ và tâm lí cùng hòa quyện sâu trong mạch nguồn văn hóa. Chúng ta sẽ không thể hiểu bất cứ tạo tác nào trong ngôn ngữ và xã hội loài người nếu tách rời chúng khỏi những công cụ diễn dịch văn hóa. Việc hiểu bản chất và vai trò của văn hóa trong tập tính, ngôn ngữ và tư duy loài người là thiết yếu để hiểu sự tiến hóa của ngôn ngữ loài người.

 

Read Station – Space of mind, Style of read
Địa chỉ: Read Station Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (đối diện tòa Hateco Laroma), Đống Đa, Hà Nội.
☎Hotline: 086 683 6004
⏰Mở cửa từ 7h – 23h mỗi ngày

Xem thêm Thu gọn

Giới thiệu về Read Station

Lịch sử hình thành và phát triển Read Station được thành lập vào năm 2022 bởi một nhóm những người đam mê sách và công nghệ, với mục tiêu tạo ra một không gian đa chức năng, nơi mà mọi người có thể cùng nhau làm việc, học tập, và thư giãn. Từ những ngày đầu với chỉ vài kệ sách và một quán cà phê nhỏ, Read Station đã không ngừng phát triển, mở rộng dịch vụ và không gian để trở thành một trong những địa điểm yêu thích của cộng đồng.

Sứ mệnh và tầm nhìn Sứ mệnh của Read Station là cung cấp một không gian sáng tạo và thoải mái, nơi mọi người có thể tìm thấy nguồn cảm hứng, kiến thức và cơ hội để phát triển bản thân. Chúng tôi hướng tới việc xây dựng một cộng đồng kết nối, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự sáng tạo. Tầm nhìn của chúng tôi là trở thành trung tâm văn hóa và tri thức hàng đầu, không chỉ trong nước mà còn vươn tầm quốc tế.

Giá trị cốt lõi Các giá trị cốt lõi của Read Station bao gồm:

  • Sáng tạo: Khuyến khích mọi người tìm kiếm và phát triển ý tưởng mới.
  • Cộng đồng: Xây dựng một môi trường hỗ trợ và kết nối lẫn nhau.
  • Chất lượng: Cung cấp dịch vụ và sản phẩm với tiêu chuẩn cao nhất.
  • Đổi mới: Luôn cập nhật và áp dụng những xu hướng mới nhất trong mọi lĩnh vực.

Dịch vụ đồ uống

Mô tả tổng quan Read Station không chỉ là nơi để làm việc và đọc sách mà còn là một quán cà phê tuyệt vời với đa dạng thức uống hấp dẫn. Chúng tôi tin rằng một tách cà phê ngon hoặc một ly nước ép tươi mát có thể làm cho trải nghiệm tại Read Station trở nên hoàn hảo hơn.

Đa dạng thức uống Tại Read Station, bạn có thể tìm thấy mọi loại thức uống từ cà phê truyền thống như espresso, cappuccino, latte đến các loại nước trái cây, sinh tố và trà đặc biệt. Chúng tôi luôn cập nhật thực đơn để mang đến những lựa chọn mới mẻ và phù hợp với mọi sở thích.

Chất lượng và nguyên liệu Chúng tôi cam kết sử dụng nguyên liệu chất lượng cao nhất để pha chế các loại đồ uống. Cà phê được chọn lọc từ những hạt cà phê tốt nhất, nước ép được làm từ trái cây tươi ngon và các loại trà được chọn lọc kỹ lưỡng để đảm bảo hương vị và lợi ích sức khỏe.

Không gian thưởng thức Không gian quán cà phê tại Read Station được thiết kế ấm cúng và thoải mái, với nhiều góc ngồi yên tĩnh để bạn có thể vừa nhâm nhi đồ uống, vừa làm việc hoặc đọc sách. Cửa sổ lớn đón ánh sáng tự nhiên, cùng với cây xanh và trang trí tinh tế tạo nên một bầu không khí thư giãn và dễ chịu.

Co-working Space

Giới thiệu không gian làm việc chung Co-working space tại Read Station là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một môi trường làm việc chuyên nghiệp nhưng không kém phần sáng tạo. Với không gian rộng rãi, tiện nghi và trang bị đầy đủ, chúng tôi cung cấp các gói dịch vụ linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng, từ các freelancer đến các nhóm startup.

Lợi ích của việc làm việc tại co-working space Làm việc tại Read Station không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí so với việc thuê văn phòng riêng mà còn mang lại nhiều lợi ích khác:

  • Môi trường cộng đồng: Cơ hội kết nối, hợp tác và học hỏi từ những người cùng chí hướng.
  • Tăng năng suất: Không gian làm việc chuyên nghiệp giúp bạn tập trung và đạt hiệu quả cao hơn.
  • Tiện ích đầy đủ: Được trang bị wifi tốc độ cao, máy in, phòng họp và các dịch vụ hỗ trợ khác.

Cơ sở vật chất và tiện ích Read Station cung cấp mọi tiện nghi cần thiết cho công việc của bạn, bao gồm:

  • Bàn làm việc và ghế ergonomics thoải mái
  • Phòng họp trang bị hiện đại
  • Khu vực nghỉ ngơi và giải trí
  • Kết nối internet tốc độ cao
  • Dịch vụ in ấn và photocopy
  • Khu vực bếp và quầy bar với đồ uống và snack

Câu chuyện thành công của khách hàng Nhiều khách hàng đã chọn Read Station là nơi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp của mình. Ví dụ như công ty ABC, một startup về công nghệ đã tăng trưởng vượt bậc chỉ sau một năm làm việc tại đây nhờ vào môi trường sáng tạo và sự hỗ trợ từ cộng đồng co-working.

Thư viện sách

Bộ sưu tập sách phong phú Thư viện tại Read Station là một kho tàng tri thức với hàng ngàn đầu sách đa dạng từ văn học, khoa học, nghệ thuật đến kinh doanh, công nghệ. Chúng tôi luôn cập nhật các đầu sách mới nhất để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và học hỏi của độc giả.

Các loại sách và chủ đề nổi bật Chúng tôi có các khu vực chuyên biệt cho từng chủ đề sách, giúp độc giả dễ dàng tìm kiếm và chọn lựa:

  • Văn học: Tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ
  • Khoa học: Vật lý, hóa học, sinh học, vũ trụ học
  • Nghệ thuật: Mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc
  • Kinh doanh: Quản lý, marketing, khởi nghiệp
  • Công nghệ: Lập trình, trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin

Dịch vụ hỗ trợ độc giả Chúng tôi cung cấp các dịch vụ hỗ trợ độc giả như tư vấn sách, hướng dẫn tìm kiếm thông tin, và đặt sách theo yêu cầu. Ngoài ra, thư viện còn tổ chức các buổi gặp gỡ tác giả, thảo luận sách, và hội thảo chuyên đề.

Sự kiện liên quan đến sách Read Station thường xuyên tổ chức các sự kiện sách như:

  • Ra mắt sách mới
  • Gặp gỡ và giao lưu với tác giả
  • Thảo luận về các chủ đề sách nổi bật
  • Hội thảo và lớp học về viết lách, đọc sách hiệu quả

Tổ chức sự kiện

Các loại sự kiện tổ chức tại Read Station Read Station là địa điểm lý tưởng để tổ chức các sự kiện đa dạng từ hội thảo, workshop, buổi gặp mặt đến các buổi tiệc và lễ kỷ niệm. Không gian linh hoạt của chúng tôi có thể được bố trí theo nhiều phong cách khác nhau để phù hợp với nhu cầu của từng sự kiện.

Quy mô và phạm vi tổ chức Chúng tôi có thể tổ chức các sự kiện với quy mô từ nhỏ (10-20 người) đến lớn (hơn 100 người). Các dịch vụ bao gồm thiết kế và trang trí không gian, cung cấp thiết bị âm thanh

hotline
Liên hệ qua Zalo
Liên hệ qua Facebook

Giỏ hàng