Siêu khuyến mãi giảm giá sốc

Lịch Sử Thế Giới Qua 100 Hiện Vật (by Neil MacGregor - Omega Plus)

Thương hiệu: Omega Plus Books
Mã sản phẩm: 8935270704421
Còn hàng
311.200₫ Giá cũ: 389.000₫ Rẻ hơn 77.800₫ so với thị trường
Omega Plus Books (Chính hãng)
compensation-icon Hoàn tiền
111%
nếu hàng giả
compensation-icon Mở hộp
kiểm tra
nhận hàng
compensation-icon Đổi trả trong
30 ngày
nếu sp lỗi

LỊCH SỬ THẾ GIỚI QUA 100 HIỆN VẬT

THÔNG TIN XUẤT BẢN

Nhà Phát Hành:                Omega Plus

Tác giả:                             Neil MacGregor

Dịch giả:                            Nguyễn Tuấn Bình

BTV:                                  Duy Anh

Số trang:                           720

NXB:                                 NXB Tri Thức

Khổ:                                  16 x 24

Năm XB:                           2024

Loại bìa:                            Bìa mềm, tay gấp

 

NỘI DUNG CHÍNH

Kể lại câu chuyện lịch sử nhân loại thông qua 100 hiện vật đặc sắc tại Bảo tàng Anh, nơi được coi là “kho báu” của nhân loại.

“Lịch sử thế giới qua 100 hiện vật” được viết bởi Neil MacGregor - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Anh (2003-2009) giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quá trình phát triển của loài người bằng một góc nhìn mới lạ, đó là qua việc kể những câu chuyện lịch sử hấp dẫn, độc đáo xoay quanh các hiện vật tiêu biểu được trưng bày tại Bảo tàng Anh.

Bảo tàng Anh được thành lập năm 1753 với định hướng là “nhắm tới giá trị phổ quát” và mở cửa tự do cho tất cả. Nơi đây đã có thâm niên hơn 250 năm sưu tầm hiện vật từ khắp thế giới, với gần 8.000.000 hiện vật được cất giữ và trưng bày tại đây, là các tác phẩm nghệ thuật vô giá và những báu vật của mọi nền văn minh của nhân loại trên thế giới – Ai Cập, Ba Tư, Hy Lạp, La Mã, Trung Hoa…

 

 

Cuốn sách này là bản ghi chép từ chương trình trên đài BBC Radio 4, được phát thanh vào năm 2010, như một hoạt động đổi mới liên tục của Bảo tàng, mang lại cho Bảo tàng Anh giải thưởng “Bảo tàng của năm” (Art Fund Prize 2011).

Bảo tàng và đài BBC đã chọn ra 100 hiện vật từ bộ sưu tập của Bảo tàng Anh và sắp xếp theo niên đại từ khởi nguồn lịch sử nhân loại vào khoảng hai triệu năm trước cho đến tận ngày nay. Những hiện vật đó bao quát toàn bộ thế giới, phân bố đều hết mức có thể, cố gắng đề cập đến càng nhiều khía cạnh thực tiễn trong trải nghiệm của nhân loại càng tốt, và kể cho chúng ta nghe về muôn mặt đời sống xã hội, chứ không chỉ về giới giàu sang quyền quý trong lòng nó. Bởi thế, số hiện vật này tất yếu bao gồm cả những món đồ giản dị trong đời sống thường nhật lẫn những công trình nghệ thuật kỳ vĩ.

Một số hiện vật như: một công cụ chặt 2 triệu năm tuổi, một chiếc áo choàng bằng vàng của xứ Wales, tàu chiến cơ khí, tượng Phật ở Pakistan hay chiếc đồng hồ hàng hải trên tàu HMS Beagle.

Cuốn sách gồm 20 phần, mỗi phần 5 chương, mỗi chương tương ứng với 1 hiện vật. Vì mỗi tuần có năm số phát sóng, nên sách được trình bày nhóm năm hiện vật lại thành một mục, xoay quanh những địa điểm khác nhau trên địa cầu vào cùng thời điểm và quan sát năm lát cắt của thế giới thông qua các hiện vật ở niên đại cụ thể đó. 

 

 

Mỗi hiện vật được nêu ra trong cuốn sách đều đi kèm hình minh họa sống động. Phần phụ lục của cuốn sách cũng cung cấp thông tin về địa điểm tìm ra các hiện vật (có bản đồ đi kèm), kích thước hiện vật, và loạt 16 tranh in màu ở cuối sách về một số hiện vật nổi bật.

Khác với nhiều cuốn sách lịch sử thường thức khác, “Lịch sử thế giới qua 100 hiện vật” không tập trung vào các sự kiện “ồn ào” trong tiến trình phát triển của loài người, mà sử dụng các hiện vật để kể chuyện về cuộc sống thường nhật và những thay đổi lớn đã xảy ra kể từ khi con người bắt đầu sử dụng công cụ. Đồng thời, qua “Lịch sử thế giới qua 100 hiện vật”, tác giả mang đến sức sống mới cho nhiều nền văn minh trên thế giới mà đến nay tàn tích của chúng còn lại không nhiều, chẳng hạn như nền văn minh Moche - một nền văn minh phát triển ở Peru từ năm 200 TCN đến năm 650 nhưng giờ đây không còn lại gì ngoài các di tích khảo cổ. 

Ngoài ra, cuốn sách cũng mở rộng nội dung, hướng đến giai đoạn toàn cầu hóa với những hiện vật thể hiện sự phát triển thần tốc của xã hội loài người thời hiện đại như thẻ tín dụng hay đèn năng lượng mặt trời.

“Tận mục sở thị” những gì mà các nền văn minh kim cổ để lại, độc giả của cuốn sách sẽ có được một cái nhìn toàn diện hơn về lịch sử tiến hóa và phát triển của loài người từ thuở sơ khai đến thời kỳ công nghệ phát triển mạnh mẽ. Đây chỉ có thể là “một” lịch sử về thế giới, nhưng nó cố gắng tạo nên câu chuyện lịch sử mà cả thế giới đã tham gia trong chừng mực nào đó.

Bìa sách “Lịch sử thế giới qua 100 hiện vật” trình bày một số hiện vật tiêu biểu xuất hiện trong sách, đến từ nhiều nền văn minh cổ đại khác nhau: Đầu tượng Augustus, Mũ trụ Sutton Hoo, Mặt bích, Xác ướp Hornedjitef, Thước trắc tinh Hebrew, Âu tế lễ thời nhà Chu, Tượng nữ thần ngô Maya… như một bức tranh thể hiện sự phong phú và đa dạng của lịch sử con người trên khắp thế giới.

“Lịch sử thế giới qua 100 hiện vật” phù hợp với mọi đối tượng độc giả, đặc biệt là những ai yêu thích tìm hiểu về lịch sử và khảo cổ học.

Cuốn sách nằm trong tủ sách Lịch sử thế giới của Omega+.

THÔNG TIN TÁC GIẢ: 

ROBERT NEIL MacGREGOR (Sinh năm 1946) 

Ông là sử gia nghệ thuật, nguyên giám đốc Bảo tàng Anh. Ông từng là biên tập viên của Burlington Magazine (1981-1987), Giám đốc Phòng trưng bày Quốc gia London (1987-2002), Giám đốc Bảo tàng Anh (2003-2009) và giám đốc Diễn đàn Humboldt, Berlin (đến năm 2018).

 

ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA 

‘Cuốn sách tuyệt vời này đưa chúng ta đến mọi ngóc ngách của thế giới.’

-Tom Holland, Observer

‘Thật hùng vĩ... Tác giả đã giúp chúng ta hiểu tường tận về những tổ tiên xa xưa, những chủng tộc cổ đại, những người hùng, những tên man mọi và những kẻ mộng mơ của nhiều thế kỷ đã qua.’

-Libby Purves, The Times

‘Đối với trí tưởng tượng, đây vừa là ngục tù, vừa là tự do.’

-John Adamson, Sunday Telegraph

 

TRÍCH ĐOẠN/ CÂU QUOTE HAY 

“Những hoạt động diễn giải và làm sáng tỏ giàu trí tưởng tượng như vậy là yếu tố cốt lõi trong bất kỳ câu chuyện lịch sử nào được kể thông qua đồ vật. Đó là các phương pháp tìm hiểu quen thuộc đối với những người sáng lập Bảo tàng Anh, những người coi việc khôi phục các nền văn hóa trong quá khứ là nền tảng căn bản cho hiểu biết về nhân loại nói chung.”

“Dẫu vậy, lịch sử thông qua hiện vật tự nó không bao giờ có thể đạt tới trạng thái minh định trọn vẹn được bởi nó phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện để hiện vật tồn tại. Đấy là điều đặc biệt khắc nghiệt với các nền văn hóa mà đồ tạo tác được làm ra đa phần bằng vật liệu hữu cơ, và đặc biệt là những nơi điều kiện khí hậu sẽ khiến những đồ vật như thế trở nên mục ruỗng: đối với phần lớn các khu vực nhiệt đới trên thế giới, hầu như chẳng còn gì sót lại từ quá khứ xa xôi.”

“Tuy nhiên, đồ vật không cần phải tồn tại nguyên vẹn thì mới mang lại hàm lượng thông tin khổng lồ. Năm 1948, hàng chục mảnh đồ gốm vụn vặt đã được một người đi tuần trên biển phát hiện tại chân vách đá Kilwa ở Tanzania (chương 60). Chúng, hoàn toàn theo nghĩa đen, là rác: những mảnh đồ bếp núc vỡ vụn bị quẳng đi và chẳng còn có ích gì cho bất kỳ ai. Nhưng khi thu gom chúng lại ông bắt đầu nhận ra rằng bên trong những mảnh nồi niêu ấy phơi bày ra câu chuyện Đông Phi cả ngàn năm trước. Quả thật, việc khảo xét tính đa dạng của chúng hé lộ toàn bộ lịch sử Ấn Độ Dương, bởi ngay khi chúng ta quan sát tỉ mỉ, rõ ràng những mảnh vỡ này đến từ nhiều địa điểm khắp nơi trên thế giới. Mảnh vỡ men lục và men lam rõ ràng là những mảnh sứ sản xuất với số lượng khổng lồ từ Trung Quốc để phục vụ xuất khẩu. Những mảnh khác mang theo nét trang trí Hồi giáo và đến từ Ba Tư hoặc vùng Vịnh. Còn một số mảnh lại có xuất xứ từ đồ đất nung do người bản địa Đông Phi làm ra.”

“Một nhiệm vụ then chốt dành cho công việc nghiên cứu tại bảo tàng, và trên hết là khoa học bảo tồn tại bảo tàng, là phải duy trì việc xem xét lại hiện vật, vì công nghệ mới ra đời cho phép chúng ta đặt ra những câu hỏi mới về chúng. Những kết quả đem lại, nhất là trong những năm gần đây, thường xuyên gây kinh ngạc, khai mở những hướng nghiên cứu mới mẻ và khám phá ra những tầng nghĩa không ngờ tới về những hiện vật chúng ta nghĩ rằng đã quen thuộc. Vào thời khắc đó, hiện vật biến chuyển rất nhanh.”

“Sự tồn tại của loài người khởi nguồn ở châu Phi. Tại đó tổ tiên của chúng ta đã tạo ra những công cụ bằng đá đầu tiên để chặt thịt, bổ xương và xẻ gỗ. Chính mối lệ thuộc ngày càng tăng vào những vật dụng mà con người tự tạo nên đã khiến chúng ta trở nên khác biệt với tất cả các loài động vật còn lại. Năng lực chế tác đồ vật cho phép loài người thích ứng với vô số môi trường và từ châu Phi tỏa ra Trung Đông, châu Âu và châu Á.”

“Bây giờ tôi còn quan tâm nhiều hơn nữa đến những hòm xác ướp đó, và tuy không phải là hiện vật cổ xưa nhất trong Bảo tàng, chiếc hòm này dường như lại là nơi thú vị để bắt đầu câu chuyện lịch sử thông qua hiện vật.”

“Hòm quan tài bên trong có gương mặt dát vàng tuyệt đẹp – vàng biểu thị cho địa vị linh thiêng, bởi người ta cho rằng các vị thần Ai Cập sở hữu thân thể bằng vàng. Bên dưới gương mặt đó là hình ảnh thần Mặt Trời hiện thân qua con bọ hung giang cánh, biểu tượng cho đời sống tự sinh, ở trên mép cánh là những con khỉ đầu chó thờ phụng Mặt Trời mọc.”

“Đọc được những dòng chữ trên quan tài mà ta biết về địa vị xã hội của ông cũng như niềm tin của xã hội ấy về sự sống sau cái chết, nhưng những kỹ thuật mới còn cho phép chúng ta phân tích những vật liệu được chuẩn bị cho việc ướp xác và làm quan tài, giúp ta hiểu được cách thức Ai Cập kết nối với thế giới xung quanh trên phương diện kinh tế. Xác ướp đối với chúng ta như thể là tinh túy của người Ai Cập, nhưng hóa ra để làm ra chúng cần rất nhiều tài nguyên khác chứ không chỉ những thứ trong phạm vi Ai Cập.”

“Vậy mà trong vòng vài thế kỷ qua, các nhà khảo cổ học, địa chất học và giám tuyển bảo tàng cứ dần dần đẩy lùi niên đại của lịch sử loài người từ con số 6.000 năm của Tổng Giám mục Ussher tới con số không thể tưởng tượng nổi: hai triệu năm. Vậy nếu như điểm khởi nguồn của nhân loại không phải ở Vườn Địa Đàng năm 4004 TCN, thì đó là khi nào, và ở đâu?”

“Loài người thuở ban sơ, những người sử dụng công cụ bổ chẻ như thế này, chắc hẳn bản thân chưa phải là thợ săn, nhưng đã là những kẻ cơ hội tài ba – họ chờ đợi cho đến khi sư tử, báo hay loài thú nào khác giết xong con mồi để cầm công cụ bổ chẻ này đến gần, đoạt lấy phần thịt và tủy, thế là vớ được món đạm. Phần mỡ trong tủy xương nghe có vẻ không hấp dẫn lắm, nhưng vô cùng bổ dưỡng – nguồn nhiên liệu không chỉ cung cấp sức mạnh thể chất mà còn giúp bộ não lớn lên.”

“Khoảng 50.000 năm trước, dường như có đến với bộ não người. Trên khắp thế giới, con người bắt đầu điều gì đó đột biến đã xảy sáng tạo các mẫu hoa văn để trang trí và khơi gợi nét hấp dẫn, để làm trang sức tô điểm cho cơ thể, hay để miêu tả các loài động vật cùng chung sống với mình. Họ đang làm ra những đồ vật không chỉ để biến đổi vẻ ngoài của thế giới này mà còn để khám phá trật tự và những hình văn có thể nhận ra bên trong nó. Nói tóm lại, họ làm nên nghệ thuật.”

“Bức chạm trổ hai con tuần lộc đang bơi này không mang chức năng thực tiễn nào, chỉ mang tính hình thức. Hình ảnh này được tạo nên chỉ vì nó đẹp ư? Hay nó còn mang mục đích nào khác? Bằng cách miêu tả điều gì đó, bằng cách tạo nên bức tranh hay bức tượng về nó, người ta trao cho nó sức sống thông qua một dạng sức mạnh như thể ma thuật, và xác lập mối liên hệ giữa con người với nó trong một thế giới nơi người ta không chỉ trải nghiệm mà còn tưởng tượng.”

“Công cuộc phát triển nghề nông xuất hiện độc lập ít nhất là tại bảy khu vực khác nhau trên thế giới vào giai đoạn cuối Kỷ Băng Hà gần đây nhất từ 10.000 năm trước. Cuộc cách mạng chậm chạp này phải trải qua nhiều thế kỷ và mang lại những ý nghĩa sâu sắc.”

“Khoảng 10.000 năm trước, âm thanh của đời sống thường nhật bắt đầu thay đổi trên toàn thế giới, khi nhịp điệu đập giã và xay nghiền mới lạ báo hiệu việc chuẩn bị cho những loại đồ ăn mới rồi sẽ làm thay đổi chế độ ăn uống và cảnh quan xung quanh ta.”

“Chúng ta không biết giới tính của những người đầu bếp đã dùng chiếc chày này để giã khoai môn ở New Guinea, nhưng bằng chứng khảo cổ học tại Trung Đông cho ta biết chắc rằng công việc bếp núc ở đó chủ yếu do phụ nữ thực hiện. Thông qua khảo sát các khu chôn cất trong thời kỳ này, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng phần hông, mắt cá chân và đầu gối của phụ nữ trưởng thành nhìn chung đều bị tổn hại nghiêm trọng.”

“Vào thời điểm hòn đá cuội này được bàn tay con người tạo hình, xã hội loài người đang thay đổi. Khi khí hậu ấm lên trên toàn cầu và con người dần chuyển từ săn bắt hái lượm sang một cách thức sinh sống ổn định hơn dựa vào nghề nông, mối quan hệ giữa chúng ta với thế giới tự nhiên đã biến chuyển.”

“Khi bạn cầm hòn đá cuội Ain Sakhri và xoay tròn, nó gây ấn tượng không chỉ vì đây rõ ràng là dáng hình hai người chứ không phải một, mà còn vì ta không thể xác định đâu là nam đâu là nữ bởi cách viên đá này được khắc tạc.”

“Không còn mưa, mảnh đất bắt đầu biến thành hoang mạc như chúng ta biết đến ngày nay, khiến con người và động vật phải tìm kiếm những nguồn nước ngày càng cạn kiệt. Sự thay đổi môi trường đột ngột này buộc con người phải tìm kiếm phương án thay thế việc đi săn. Trong tất cả các loài động vật khác nhau mà loài người đã săn lùng, chỉ có duy nhất một loài có thể thuần hóa.”

“Nhưng khả năng cao là người ta lấy máu của chúng, thứ mà nếu uống hay cho thêm khi nấu canh rau củ sẽ cung cấp nguồn protein bổ sung thiết yếu. Đó là điều chúng ta thấy ở nhiều nơi trên thế giới, và vẫn còn được dân du mục tại Kenya ngày nay thực hiện.

Bởi thế, bốn con bò của chúng ta có lẽ biểu trưng cho một ngân hàng máu di động. Chúng ta có thể bác bỏ ngay điều thoạt tiên có vẻ như là một đáp án hiển nhiên hơn, rằng chúng là bò sữa, bởi sữa đã không may bị loại khỏi thực đơn vì một số nguyên nhân.”

“Rìu có một vị trí đặc biệt trong lịch sử nhân loại, như ta đã thấy ngay từ đầu cuốn sách này. Cuộc cách mạng nông nghiệp tại vùng Cận Đông trải qua nhiều thế hệ để lan rộng từ đó ra khắp bề rộng của châu Âu lục địa, rồi cuối cùng, khoảng 6.000 năm trước, những người khai hoang đã tới bờ biển Anh và Ireland trên những con thuyền bọc da, mang theo hạt giống cây trồng và động vật đã được thuần hóa. Họ phát hiện ra những khu rừng rậm bao bọc xứ sở này. Chính rìu đá đã giúp họ phát quang xung quanh khi cần gieo hạt và thả gia súc đi ăn cỏ. Nhờ có rìu, những người khai hoang đã tạo dựng một thế giới đồ gỗ mới: họ đốn cây, dựng lên rào chắn và đường đi, nhà cửa và thuyền bè. Họ chính là những con người đã dựng lên những công trình tưởng niệm như tượng đài cự thạch Stonehenge đầu tiên. Rìu đá là công cụ có tính cách mạng, giúp tổ tiên chúng ta tạo dựng tại Anh một xứ sở tươi xanh và hiền hòa.”

“Hãy tưởng tượng về một thế giới không có chữ viết – hoàn toàn không có chữ viết. Tất nhiên sẽ không có biểu mẫu để điền vào, không có tờ khai thuế, nhưng cũng không tồn tại văn chương, không có tiến bộ khoa học, không có lịch sử. Nó thực sự nằm ngoài khả năng tưởng tượng, bởi đời sống hiện đại, và chính quyền hiện đại, gần như hoàn toàn dựa vào chữ viết. Trong toàn bộ những bước tiến vĩ đại của nhân loại, sự phát triển của chữ viết chắc chắc đóng một vai trò khổng lồ: có thể có ý kiến cho rằng tác động của nó lên quá trình tiến hóa của xã hội loài người sâu sắc hơn bất kỳ phát minh độc lập nào khác.”

“Smith cầm lấy phiến đất sét và bắt đầu đọc những dòng chữ đã lộ ra sau khi hiện vật được chuyên viên bảo quản lau chùi sạch sẽ; và khi nhận ra chúng chứa đựng một phần câu chuyện huyền thoại mà ông hy vọng tìm thấy ở đây, ông thốt lên, “tôi là người đầu tiên đọc được nó sau 2.000 năm lãng quên”. Đặt phiến đất sét lên trên bàn, ông nhảy dựng lên và chạy quanh phòng trong trạng thái phấn khích tột độ, và, trước sự kinh ngạc của những người có mặt, bắt đầu cởi hết quần áo trên người!”

“Tại sao bạn lại dành nhiều tiền như thế cho một cuốn sách toán đố? Tôi nghĩ là bởi ai làm chủ cuộn giấy này sẽ thăng tiến tốt trong sự nghiệp. Nếu muốn giữ bất kỳ vai trò quan trọng nào trong nhà nước Ai Cập, bạn phải giỏi tính toán.”

“Lòng tôn kính vẫn được duy trì ấy dành cho loài bò là tiếng vọng đương thời đầy mê đắm đáp lại lời khơi gợi do một vài học giả đưa ra, rằng việc bật nhảy qua đầu bò ở đảo Crete vào thời điểm ra đời bức tượng nhỏ này có lẽ mang ý nghĩa tôn giáo. Cả thứ đồng điếu quý giá làm ra nó cũng cho thấy rằng đó là lễ vật dâng lên thần linh.”

“Trong hàng ngàn năm, Ai Cập nhìn xuống người láng giềng Kush ở phương nam như một thuộc địa trù phú nhưng phiền phức, nơi họ có thể khai thác những nguồn nguyên liệu thô – có vàng, ngà voi và quan trọng hơn cả, nô lệ. Trong mối quan hệ gần như thuộc địa này, Ai Cập luôn là người làm chủ. Nhưng vào năm 728 TCN, cán cân quyền lực đã lật ngược.”

“Bạn có thường dùng bữa với người chết? Đó dường như lạ lùng, nhưng nếu bạn là người Trung Quốc, thì chuyện này hẳn là câu hỏi cũng không đáng kinh ngạc, bởi nhiều người Trung Quốc, kể cả hiện nay, tin rằng những thành viên gia đình đã khuất vẫn dõi theo họ từ thế giới bên kia và có thể phù hộ hay trừng phạt. Khi ai đó chết đi, họ được chôn cùng đủ mọi thứ vật dụng có ích: bàn chải, tiền nong, đồ ăn thức uống – hoặc có lẽ ngày nay là thẻ tín dụng và máy vi tính.”

“Giàu như Croesus.” Đó là câu thành ngữ thế kỷ và vẫn còn được dùng trong những quảng cáo về các đã lan truyền hàng bao mánh đầu tư “làm giàu nhanh”. Nhưng liệu có bao nhiêu người thốt ra câu đó từng dừng lại để nghĩ về chính vị vua Croesus, một người quả thật đã giàu có không tưởng cho đến tận biến cố cuối đời, và theo những gì chúng ta được biết, vì thế mà vô cùng sung sướng?”

“Chuyện ly dị trong hoàng gia nhìn chung được coi là mối nguy chính trị. Những vấn đề hôn nhân của vua Henry VIII đã nhấn chìm nước Anh vào nhiều thập niên xung đột tôn giáo, và khi vua Edward VIII muốn cưới một phụ nữ đã qua một đời chồng, sự kiện đã gây ra cuộc khủng hoảng về thể chế khiến ông phải trả giá bằng chính ngai vàng của mình.”

“Dẫu từng quen thuộc với người Hy Lạp cổ đại, song thước trắc tinh lại trở thành dụng cụ tối quan trọng đối với thế giới Hồi giáo, bởi nó cho phép tín đồ xác định được phương hướng thánh địa Mecca, vậy nên không có gì đáng ngạc nhiên khi thước trắc tinh cổ nhất còn tồn tại lại thuộc về người Hồi giáo từ thế kỷ 10.”

“Có một lá thư cực kỳ cảm động và tức cười mà Chaucer1 viết cho con trai mười tuổi Lewis, một cậu bé rõ ràng giống như những cậu bé ham mê công nghệ mà thời nào cũng có và đang làm mình làm mẩy đòi tìm hiểu chiếc thước trắc tinh. Ngoài lá thư, Chaucer còn viết cho cậu một cẩm nang hướng dẫn sử dụng nho nhỏ, nói cho cậu bé biết cách sử dụng dụng cụ này và cảnh báo trước những khó khăn mà cậu sẽ phải đương đầu – dẫu tôi ngờ rằng, giống như hầu hết cậu nhóc ngày nay, Lewis sẽ quên lời cha ngay thôi.”

“Chính trị gia ngày nay vênh vang tuyên bố tham vọng quét sạch hết bộ máy quan liêu. Định kiến đương thời cho rằng bộ máy đó làm bạn chậm trễ, gây khó dễ cho vấn đề; nhưng nếu bạn nhìn nhận từ góc nhìn lịch sử thì sẽ thấy bộ máy quan liêu đó là điều kiện giúp bạn vượt qua hoàn cảnh chông gai và giúp cho nhà nước tồn tại.”

“Con thuyền nguy nga đã giương cột buồm, trang bị đầy đủ và sẵn sàng ra khơi. Trên cao phía đuôi thuyền là Hoàng đế La Mã Thần thánh của người Đức đang ngự giá. Trước mặt ngài là các thần dân quyền quý nhất tuần hành từng người một, đang đổi hướng và cúi đầu cung kính. Sâu trong thân thuyền là một đội chơi nhạc. Sau đó những khẩu thần công khai hỏa trong tiếng nổ và làn khói, vậy là chiếc thuyền chiến đế vương oai nghiêm tiến về phía trước.”

“Giương buồm ra khơi trên những con thuyền như chiếc thuyền chiến mạ vàng này, họ rồi sẽ chạm trán với các vương quốc và đế quốc trên khắp thế giới với mức độ phức tạp khiến họ kinh ngạc, những người họ sẽ buôn bán cùng, những người mà họ thường hiểu lầm và một số sau cùng còn bị họ tiêu diệt. Những đoàn viễn chinh vượt đại dương này đã định hình thế giới chúng ta sống ngày nay trên quy mô lớn.”

“Các nhà quảng cáo đảm bảo rằng tiền bạc sẽ giúp ta mua được những giấc mơ. Nhưng có một số loại tiền, đặc biệt là tiền xu, vốn dĩ đã là chất liệu của giấc mơ, với những cái tên vang lên âm hưởng ma mị của lịch sử và huyền thoại – những đồng ducat và florin, đồng groatguinea và sovereign. Nhưng không một thứ gì kể trên có thể sánh với đồng xu trứ danh nhất trong tất cả – đồng bạc tám của Tây Ban Nha.”

“Tại sao toàn thế giới tính toán thời gian và xác định vị trí của mình đều dựa trên Kinh tuyến Gốc Greenwich, đường đi ngang qua một điểm đặt trên bờ sông Thames ở đông nam London? Câu chuyện bắt đầu từ phát minh tại London về một chiếc đồng hồ đi biển cho phép thủy thủ có thể biết được kinh độ mà mình đang ở.”

“[...]với vị trí hiện vật thứ 100, chúng tôi lựa chọn một thiết bị phát điện với khả năng giúp 1,6 tỷ người không thể tiếp cận lưới điện có được nguồn năng lượng cần thiết để tham gia cuộc trò chuyện toàn cầu này. Nhưng nó làm được nhiều hơn thế. Nó trao cho họ khả năng kiểm soát môi trường ở một mức độ hoàn toàn mới và có thể biến đổi cách thức sinh sống của họ. Đó là một chiếc đèn sử dụng năng lượng mặt trời.”

 

Read Station – Space of mind, Style of read
Địa chỉ: Read Station Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (đối diện tòa Hateco Laroma), Đống Đa, Hà Nội.
☎Hotline: 086 683 6004
⏰Mở cửa từ 7h – 23h mỗi ngày

Xem thêm Thu gọn

Công ty cổ phần truyền thông Trạm Đọc, nơi dừng chân của những người yêu sách.

hotline
Liên hệ qua Zalo
Liên hệ qua Facebook

Giỏ hàng